CÔNG TY TNHH XD - TM - DV - TTNT TÂN PHÚC HƯNG

CÔNG TY TNHH XD - TM - DV - TTNT TÂN PHÚC HƯNG

CÔNG TY TNHH XD - TM - DV - TTNT TÂN PHÚC HƯNG

CÔNG TY TNHH XD - TM - DV - TTNT TÂN PHÚC HƯNG

CÔNG TY TNHH XD - TM - DV - TTNT TÂN PHÚC HƯNG
CÔNG TY TNHH XD - TM - DV - TTNT TÂN PHÚC HƯNG
Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh Chất lượng là sứ mệnh
Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Chất lượng là sứ mệnh

Uy tín làm nên thương hiệu bền vững

Kinh nghiệm các kỹ sư kết cấu: Xây tường bao lâu thì trát?

1. Vữa là gì? Các loại vữa phổ biến hiện nay

     Vữa là một loại đá nhân tạo trong xây dựng, thành phần chủ yếu là nước, cốt liệu nhỏ, chất kết dính và phụ gia (nếu có) được nhào trộn theo tỉ lệ nhất định. Khi mới nhào trộn, hỗn hợp vữa sẽ có tình dẻo và kết dính, sau khi đông lại sẽ trở nên cứng và có khả năng chịu lực.

Xây tường bao lâu thì trát?

                                                                                                                         Vữa trát tường

      Vữa được phân thành nhiều loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như công dụng, tính chất sử dụng, cách đông cứng, chất kết dính, … Đối với vữa trát tường, thông thường người ta sẽ phân loại dựa trên chất kết dính  và được phân loại thành nhiều loại như vữa xi măng, vữa xi măng – đất sét, vữa vôi, vữa tam hợp, vữa thạch cao,…

2. Xây tường bao lâu thì trát?

     Vấn đề xây tường bao lâu thì trát thường nhận được sự quan tâm lớn bởi trát tường là một quy trình quan trọng và thiết yếu trong công tác xây dựng các công trình. Trát tường là dùng một lớp vữa bao bọc bề mặt của tường, lớp vữa này có tác dụng bảo vệ bề mặt tường khỏi tác động trực tiếp của khí hậu và các va chạm trực tiếp bên ngoài trong suốt quá trình sử dụng, tạo phẳng và thẩm mĩ cho mặt tường nói riêng và toàn thể ngôi nhà nói chung. Ngoài ra, các mặt trát còn có tác dụng chống ẩm, chống thấm, chống cháy, cách âm,….

     Thông thường phải chờ các khối xây khô thì mới được tiến hành công tác trát vữa. Nên có sự chuẩn bị một cách nhất quán trước khi trát cũng như toàn bộ quá trình thi công, bên cạnh kiểm tra tình trạng của khối xây cần phải hoàn thành các thi công khác như lắp các mạng dây ngầm như hệ thống điện, nước, cáp máy tính, điện thoại,…

      Tùy tính chất của loại vữa hay khối xây mà khoảng cách thời gian từ giai đoạn xây tường đến khí trát tường có thể ngắn hoặc dài hơn. Nếu trát bằng vữa tam hợp, vữa xi măng – cát khi tường được xây bằng vữa vôi – cát thì thời gian ít nhất là 2 tuần, nếu khối xây được xây bằng vữa xi măng – cát thì ít nhất là khoảng 4 – 7 ngày, nếu trát bằng vữa vôi – cát hoặc vôi – cát ít xi măng thì có thể ít nhất 2 ngày là có thể trát được.

      Tuy vậy không nên để quá lâu, vì để lâu khối xây sẽ bị nhiều bụi bẩn, rêu, mốc,… bám vào. Tất nhiên, khi trát các khối xây đều cần được làm sạch.

3. Các công đoạn trát tường

– Công đoạn chuẩn bị nền trát và vữa

     Để tăng độ dính của vữa, nền trát cần phải nhám, nếu không nhám cần phải đánh xờm, đục xờm hoặc phun cát hoặc các biện pháp có thể tạo khả năng bám dính cho vữa. Cần có công tác kiểm tra, xử lý bề mặt nền trát, khắc phục và xử lý những chỗ lồi, lõm hoặc chèn kín các chỗ hở lớn. Đối với các trường hợp ở những nơi nắng nóng, hanh khô, … nền trát sẽ dễ bị khô, lúc này nền trát cần phải được tưới nước, đối với nền trát là gạch, đá nên tưới nước xong là trát ngay.

    Vật liệu chính của vữa là cát, xi măng và nước. Trước khi trộn vữa, cát cần được sàng qua lưới 1.5×1.5mm, mục đích của quá trình này là loại bỏ các tạp chất có lẫn trong các như sỏi, bùn đất, rác,…Thông thường vữa trát sử dụng xi măng mac 75, vữa được trộn phải đúng định mức quy định ở tường khu công trình, việc trộn vữa không đúng định mức có thể làm giảm độ bám dính của vữa do sử dụng mac xi măng không đủ, hoặc làm vữa giòn do nhiều xi măng. Phải trộn thật kỹ hỗn hợp xi măng và cát trước khi trộn với nước để tạo hỗn hợp vững trát. Thử độ dẻo của vữa bằng cách nắm vữa vào lòng bàn tay sao cho nước không chảy ra sau đó xòe tay ra thấy vữa không rời ra là được.

– Công đoạn đặt mốc trước khi trát

     Cần phải đặt mốc nhằm nhận biết được độ dày, mỏng của vữa và đánh dấu được các vị trí trát một cách đều nhau. Tất cả các tường trước khi trát đều cần phải được đặt mốc, mặt của các cán mốc cần phải nằm trên một mặt phẳng, công đoạn này đòi hỏi mức độ chính xác tuyệt đối.

     Xác định vị trí là 2 điểm cách mặt tưởng bên và trần một khoảng 15-20cm tại góc trên của mặt tường trát,  sau đó đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định mặt của mũi đinh cách tưởng bằng với chiều dày của lớp trát. Căn cứ vào mũi đinh ở góc đã xác định, tiến hành căn dây ngang và cứ cách nhau một đoạn khoảng 2m lại đóng một đinh sao cho mũi đinh trùng với dây dọi.

Kỹ thuật trát

     Tùy theo thiết kế quy định, đối với những mặt trát thông thường sẽ có chiều dày khoảng 5mm – 20mm. Lưu ý, khi mặt trát dày hơn 10mm, cần phải trất nhiều lớp, mỗi lớp không dày quá 8mm và cũng không mỏng quá 5mm. Khi trát nhiều lớp, nên kẻ mặt trát thành các ô nhám để tằng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo, khi lớp trát trước se mặt thì mới nên trát tiếp lớp sau.

     Nếu mặt trát trước đã quá khô thì phải phun nước làm ẩm trước khi tiến hành trát tiếp. Khi trát phải đảm bảo mặt trát bám vào nền trát, nên trát thử vài chỗ để kiểm tra độ kết dính kết cấu trước khi tiến hành trát toàn bộ.

     Dùng dụng cụ bay để vào vữa, sau đó dùng bàn xoa để xoa lớp trát hoàn thiện, dùng thước tầm để gạt, cán bề mặt theo hướng từ dưới lên. Kiểm tra, bù vữa vào những vị trí lõm và tiếp tục cán phẳng bề mặt, cuối cùng dùng bàn xoa để xoa phẳng bề mặt khi thấy vữa đã se lại, xoa từ trên xuống dưới, nặng tay khi xoa vòng rộng và sau đó nhẹ tay hơn khi xoa vòng hẹp.

    Trường hợp vữa quá khô, nổi cát khi xoa thì dùng chổi dấp nước quét nhẹ lên chỗ khô, đồng thời dùng bàn xoa, xoa rộng cả những vùng lân cận đến khi liền mặt thì dừng.

     Nếu mặt trát gồm 2 loại vật liệu khác nhau thì cần có biện pháp ngăn mạch cách giữa 2 phần vững trát để tránh nứt mặt trát. Khi ngừng trát không nên tạo mạch ngừng theo đừng thằng, thay vào đó là để mạch ngừng theo kiểu răng cưa để liên kết giữa vữa trát trước và sau cho tốt. Cần có công tác kiểm tra kĩ lưỡng giàn giáo trước khi trát, phải đặt ván, túi ni lông hoặc biện pháp hứng vữa rơi nhằm bảo vệ các hạng mục liền kề.

     Sau khi tiến hành công tác trát tường, cần phải có biện pháp bảo dưỡng mặt trát, tránh va chạm với bề mặt trái, kiểm tra giữ ẩm và che chắn tốt cho bề mặt tường sau khi trát.

    Sau khi hoàn thành công tác trát vững, công trình cần được kiểm tra thường xuyên. Tiêu chí đầu tiên mà các lớp vữa phải kết dính, bám chặt với nhau, khi gõ nhẹ vào bề mặt tường không nghe tiếng bộp bộp, lớp trát không bị dạn nứt, vết chân chim và các khuyết tật khác.

    Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề “xây tường bao lâu thì trát?”. Hy vọng nhận được sự tham khảo và đóng góp ý kiến từ bạn đọc, qua đó giúp chúng tôi hoàn thiện hơn trong những bài viết sắp tới. Mong rằng những thông tin hữu ích nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành mọi công trình xây dựng.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0909 171 553